Card Quadro K4000
Quadro K4000 đang là ứng cử viên sáng giá cho vị trí quán quân trong nhóm những dòng card Quadro tầm trung. Là chiếc card đồ họa hoàn hảo, ...
https://fastestcomvn.blogspot.com/2014/07/card-quadro-k4000.html
Quadro K4000 đang là ứng cử viên sáng giá cho vị trí quán quân trong nhóm những dòng card Quadro tầm trung. Là chiếc card đồ họa hoàn hảo, đáng mong đợi của những nhà đồ họa, làm phim chuyên nghiệp. Vậy Quadro K4000 có những ưu điểm vượt trội nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết lần này nhé.
Nhóm card đồ họa Quadro tầm trung
Giới thiệu Card Quadro K4000
Quadro K4000
Quadro K4000 là card đồ họa nằm trong nhóm card tầm trung thích hợp với đại đa số người dùng, những người có nhu cầu sử dụng card đồ họa cho các tác vụ về hình ảnh, sản xuất phim, đồ họa 3D…
Được thiết kế và xây dựng đặc biệt cho các máy trạm chuyên nghiệp, Quadro K4000 hỗ trợ cho hơn 200 ứng dụng chuyên nghiệp trong các lĩnh vực như: khoa học, giải trí, y học, đồ họa, năng lượng, dầu khí, năng lượng,…
Lĩnh vực đồ họa 3D
Lĩnh vực năng lượng
Lĩnh vực giải trí
Tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh, hình ảnh sống động, sắc nét là những yêu điểm vượt trội của Quadro K4000 so với các loại Quadro tầm trung khác.
Điểm khác nhau giữa Card Quadro K4000 và Quadro 4000
Quadro K4000
Kiến trúc
Card Quadro K4000 dựa trên kiến trúc Kepler còn Quadro 4000 dựa trên kiến trúc Fermi.
GPU Kepler
Ra mắt năm 2012, GPU của kiến trúc Kepler được thiết kế trên tiến trình 28nm - nhỏ hơn so với tiến trình 40nm trên con chip Tegra 3 dành cho tablet và smartphone. Bao gồm 7,1 tỷ bóng bán dẫn, GPU Kepler không chỉ là GPU nhanh nhất, mà còn là bộ vi xử lý có kiến trúc phức tạp nhất từng được chế tạo.
GPU Fermi
Ra mắt năm 2010, GPU của kiến trúc Fermi đã mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp tính toán hiệu năng cao (HPC) với việc kết hợp sức mạnh tính toán giữa CPU và GPU, GPU Fermi được bổ sung 3 triệu transistor và có đến 512 nhân CUDA, cho độ chính xác trong các phép toán cao.
Do kiến trúc Kepler và Fermi ra đời vào những thời điểm khác nhau nên mỗi loại kiến trúc cũng có những ưu điểm riêng. Vì là thế hệ sau nên Kepler tích hợp cả những ưu điểm cũ của Fermi cũng như những ưu điểm mới của chính mình.
Kepler là kiến trúc đồ họa được sử dụng phổ biến hiện nay, sử dụng nhiều trong các card đồ họa chuyên dụng như Quadro, dành riêng cho việc xử lý hình ảnh, các ứng dụng đồ họa 3D,... Còn Fermi là kiến trúc được sử dụng nhiều trong các card đồ họa hỗ trợ cho việc chơi game như Geforce.
Card Quadro
Card Geforce
Tính năng
Bảng so sánh tính năng của Quadro K4000 và Quadro 4000
Là card tầm trung, nhưng NVIDIA Quadro K4000 đã chứng tỏ được sức mạnh cũng như bản lĩnh của mình với kiến trúc NVIDIA Kepler cho hiệu suất đáng kinh ngạc. Bộ nhớ GPU lớn lên tới 3GB GDDR5, 768 nhân CUDA xử lý song song SMX, khả năng hiển thị lên đến bốn màn hình cùng một lúc, và tương thích với Shader Model 5, tất cả trong một loại khe cắm duy nhất.
Còn Quadro 4000 thì có phần khiêm tốn hơn so với Quadro K4000. Sở hữu bộ nhớ đồ họa 2GB GDDR5, 256 nhân CUDA, hỗ trợ hiển thị nhiều loại màn hình bao gồm: màn hình CRT, TV Panels và HDTV, tương thích với Shader Model 5, tất cả trong một loại khe cắm duy nhất.
Hiệu năng
Quadro K4000 cung cấp hiệu suất cao hơn 3 lần so với Quadro 4000.
So với Quadro 4000 thì Quadro K4000 mang lại một cấp độ mới hoàn toàn về hiệu suất và khả năng làm việc cho các dòng máy trạm thông qua các tính năng độc đáo của kiến trúc Kepler như: engine SMX thế hệ kép, chống răng cưa TXAA và FXAA… Cho dù bạn đang tạo ra một sản phẩm mang tính cách mạng, thiết kế kiến trúc đột phá, quản lý các dữ liệu cực lớn, hay tạo ra những hình ảnh trực quan sinh động thì Quadro K4000 vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cho bạn làm việc đó nhanh và hiệu quả hơn.
Ngoài cải thiện đáng kể hiệu suất, kiến trúc Kepler của Quadro K4000 còn cung cấp một bước tiến rất lớn trong hiệu quả năng lượng, cung cấp hiệu suất trên mỗi watt cao hơn 3 lần so với kiến trúc Fermi của Quadro 4000.
Giá
Trong nhóm card tầm trung, Quadro K4000 là sản phẩm có mức giá cao nhất 17.680.000 đồng nhưng cũng là sản phẩm có nhiều tính năng nổi trội như: bộ nhớ lớn, tốc độ truyền tải dữ liệu và chất lượng hình ảnh… cao gấp nhiều lần so với người anh em Quadro 4000. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi trang bị một Quadro K4000 vì những tính năng mà nó mang lại.
Card Quadro K4000 phù hợp với ai?
Hiệu suất tăng áp cho các ứng dụng đồ họa chuyên sâu như: AutoCad, 3ds Max, Inventor, Moldflow, Mudbox… đã khiến Quadro K4000 trở thành chiếc card đồ họa hoàn hảo, đáng mong đợi của những nhà đồ họa, làm phim chuyên nghiệp.
Ngoài ra, Quadro K4000 còn hỗ trợ mạnh mẽ cho những ứng dụng trong các lĩnh vực không mang tính đồ họa như: hình ảnh y khoa, điện từ, năng lượng, khoa học mà đặc biệt là khoa học máy tính…
Hy vọng đây là bài viết bổ ích giúp các bạn có thể hiểu thêm về dòng card đồ họa NVIDIA Quadro K4000. Ngoài ra, các bạn cũng có thể xem thêm thông tin về các loại card đồ họa khác để có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn card đồ họa.
Thông tin nhà nhập khẩu và phân phối Anh Đức JSC:
CÔNG TY CỔ PHẦN ANH ĐỨC
Website: www.fastest.com.vn – Email: sales@fastest.com.vn
♦ Trụ sở Hà Nội:
Showroom Tư vấn Dự án - Giải pháp và Bảo hành Dịch vụ
Đ/c: Số 33 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: (04) 3514.9887 - Hotline : 0987 192 244
♦ Chi nhánh TP.HCM:
Showroom Tư vấn Dự án - Giải pháp và Bảo hành Dịch vụ
Đ/c: 31 Trần Đình Xu, Quận 1, TP.HCM
ĐT: (08) 3837.4169 - Hotline: 0938 996 323