Ý nghĩa thông số HDD máy chủ ?
Trên các bảng thông số kĩ thuật của máy tính rất hay gặp thuật ngữ HDD hay SSD, rất nhiều người thắc mắc về 2 thuật ngữ này. Thậ...
https://fastestcomvn.blogspot.com/2014/07/y-nghia-thong-so-hdd-may-chu.html
Trên các bảng thông số kĩ thuật
của máy tính rất hay gặp thuật ngữ HDD hay SSD, rất nhiều người thắc mắc
về 2 thuật ngữ này. Thật ra cả HDD và SSD đều là ổ cứng nhưng về cấu
tạo, tính chất và giá tiền có nhiều điểm khác nhau. Thực tế đa số nhiều
người dùng HDD hơn vì giá của SSD khá đắt. HDD là 1 dạng ổ cứng truyền
thống rất phổ biến trong hầu hết các máy PC và server hiện nay. HDD cho
PC chắc cũng rất nhiều người quen thuộc nhưng HDD máy chủ chắc chắn
nhiều người đang thắc mắc về các tính năng và thông số kĩ thuật của nó.
Hãy cùng FASTEST tìm hiểu về ý nghĩa thông số của HDD máy chủ và những hiệu quả vượt bậc mang lại cho người dùng.
1. HDD máy chủ được cấu tạo như thế nào ?
HDD máy chủ hay còn gọi là ổ cứng, chuyên dành cho máy chủ là
bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính, có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều
hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người dùng. HDD máy chủ
vô cùng quan trọng vì trong môi trường doanh nghiệp, các tổ chức thì
việc an toàn dữ liệu ảnh hưởng đến sự vận hành của cả hệ thống công ty.
Vậy HDD máy chủ được cấu tạo như thế nào để có thể lưu trữ được khối
lượng dữ liệu lớn của cả doanh nghiệp, tổ chức ?
HDD máy chủ
- Các đĩa từ: được làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc sứ, được chế tạo đặc biệt giúp HDD máy chủ có khả năng lưu trữ tốt, an toàn và không bị nhả từ như các thiết bị đọc ghi bằng từ tính khác.
- Kỹ thuật hãm động (dynamic braking): được sử dụng để dừng đĩa từ lại khi ngắt điện cũng là một điều hết sức quan trọng trong một HDD máy chủ. Do động cơ của HDD có tốc độ quay rất cao, nếu việc dừng đĩa lại không được thực hiện tốt sẽ làm mặt đĩa từ bị xước.
- Moto trục quay: là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tốc độ của HDD máy chủ. Ngày nay có nhiều HDD máy chủ có tốc độ quay rất cao.
- Cần di chuyển: có nhiệm vụ di chuyển đầu đọc, ghi theo phương song song với mặt đĩa ở một khoảng cách nhất định. Cần di chuyển có thế hoạt động theo hai phương pháp sử dụng động cơ bước để truyền chuyển động hoặc sử dụng cuộn cảm để di chuyển cần bằng lực từ.
- Đầu đọc: Được sử dụng để đọc hoặc ghi dữ liệu dưới dạng từ hóa trên bề mặt đĩa từ. Số đầu đọc ghi luôn bằng số lượng mặt từ của đĩa cứng.
- Mạch điều khiển: có nhiệm vụ điều khiển động cơ và sự di chuyển của cần di chuyển.
- Mạch xử lí dữ liệu: dùng để xử lí dữ liệu đọc, ghi của HDD máy chủ.
- Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer) là nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình đọc/ghi dữ liệu.
- Cổng giao tiếp: để kết nối với máy tính
- Khe cắm nguồn: để cắm vào nguồn máy chủ.
Cấu tạo của HDD máy chủ
Ngoài các thành phần chính kể trên, HDD
máy chủ còn có một vỏ đĩa cứng. Tuy không tham gia và quá trình lưu trữ
dữ liệu nhưng nó có tác dụng định vị các linh kiện, chịu đựng sự va
chạm. Trên vỏ bảo vệ có các lỗ thoáng đảm bảo cản bụi và cân bằng áp
suất giữa môi trường bên ngoài và môi trường không khí có độ sạch cao
bên trong.
2. Ý nghĩa các thông số của một HDD máy chủ
Vậy khi mua HDD máy chủ phải nhìn vào các thông số kĩ thuật để tìm được loại HDD máy chủ phù hợp với nhu cầu sử dụng. FASTEST sẽ giải mã ý nghĩa của một số thông số kĩ thuật cần quan tâm khi mua HDD máy chủ.
Chuẩn giao tiếp: Có
nhiều chuẩn giao tiếp khác nhau giữa ổ đĩa cứng bo mạch chủ, sự đa dạng
này một phần xuất phát từ yêu cầu tốc độ đọc/ghi dữ liệu khác nhau giữa
các hệ thống máy tính, phần còn lại do các ổ giao tiếp nhanh có giá
thành cao hơn nhiều so với các chuẩn thông dụng. Bốn chuẩn thông dụng
hiện nay là EIDE, SCSI, và SATA, SAS. Nhưng thường HDD máy chủ sử dụng
chuẩn SATA và SAS.
Các chuẩn giao tiếp thông dụng hiện nay
Dung lượng: Dung lượng
của ổ đĩa cứng được tính theo các đơn vị dung lượng cơ bản thông thường
là Byte, KB, MB, GB, TB. Trước đây, khi dung lượng ổ cứng còn thấp người
ta thường dùng đơn vị là MB. Bây giờ, người ta lại dùng đơn vị là GB và
cao hơn là TB. Đa số các hãng sản xuất đều tính dung lượng theo cách
tính 1GB = 1000MB trong khi hệ điều hành (hoặc các phần mềm kiểm tra)
lại tính 1GB = 1024MB nên dung lượng do hệ điều hành báo cáo thường thấp
hơn so với dung lượng ghi trên nhãn đĩa (ví dụ ổ đĩa cứng 40 GB thường
chỉ đạt khoảng 37-38 GB).
Tốc độ quay: Tốc độ
quay của đĩa cứng được ký hiệu là rpm (revolutions per minute - số vòng
quay trong một phút). Tốc độ quay càng cao thì ổ đĩa làm việc càng nhanh
do chúng thực hiện việc đọc/ghi nhanh hơn, thời gian tìm kiếm thấp hơn.
Các tốc độ quay thông dụng hiện nay là 5.400 rpm (thông dụng với các ổ đĩa cứng 3,5” sản xuất cách đây 2-3 năm) và 7.200 rpm (thông dụng với các ổ đĩa cứng sản xuất từ 2008). Ngoài ra, tốc độ của các ổ đĩa cứng trong các máy tính cá nhân cao cấp, máy trạm và các máy chủ có sử dụng giao tiếp SCSI có thể lên tới 10.000 rpm hay 15.000 rpm.
Các tốc độ quay thông dụng hiện nay là 5.400 rpm (thông dụng với các ổ đĩa cứng 3,5” sản xuất cách đây 2-3 năm) và 7.200 rpm (thông dụng với các ổ đĩa cứng sản xuất từ 2008). Ngoài ra, tốc độ của các ổ đĩa cứng trong các máy tính cá nhân cao cấp, máy trạm và các máy chủ có sử dụng giao tiếp SCSI có thể lên tới 10.000 rpm hay 15.000 rpm.
Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer):
Bộ nhớ đệm có nhiệm vụ lưu tạm dữ liệu trong quá trình làm việc của ổ
đĩa cứng nên độ lớn của bộ nhớ đệm có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu suất
hoạt động của ổ đĩa cứng bởi việc đọc/ghi không xảy ra tức thời (do phụ
thuộc vào sự di chuyển của đầu đọc/ghi, dữ liệu được truyền tới hoặc đi)
sẽ được đặt tạm trong bộ nhớ đệm. Trong thời điểm năm 2007, dung lượng
bộ nhớ đệm thường là 2 hoặc 8 MB cho các loại ổ đĩa cứng dung lượng đến
160 GB và 16 MB hoặc cao hơn cho các ổ đĩa cứng dụng lượng lớn hơn.
Tốc độ truyền dữ liệu: Đa phần tốc độ truyền dữ liệu trên các chuẩn giao tiếp thấp hơn so với thiết kế của nó bởi có nhiều thông số ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ đĩa cứng như: tốc độ quay của đĩa từ, số lượng đĩa từ trong ổ đĩa cứng, công nghệ chế tạo, dung lượng bộ nhớ đệm…
Tốc độ truyền dữ liệu của chuẩn giao tiếp SAS tăng qua các năm
Kích thước: Để đảm bảo
thay thế lắp ráp vừa với các loại máy tính, kích thước của ổ đĩa cứng
được chuẩn hoá thành 6 loại là: 5,25 inch dùng trong các máy tính các
thế hệ trước. 3,5 inch dùng cho các máy tính cá nhân, máy trạm, máy chủ.
2,5 inch dùng cho máy tính xách tay. 1,8 inch hoặc nhỏ hơn dùng trong
các thiết bị kỹ thuật số cá nhân và PC Card. 1,0 inch dùng cho các thiết
bị siêu nhỏ (micro device).
Ngoài việc cân nhắc đến các thông số kĩ
thuật thì người dùng còn khá quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ và các hãng
sản xuất HDD máy chủ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản
xuất HDD máy chủ nhưng nổi tiếng nhất là 2 hãng Seagate, Westem Digital
với những cải tiến HDD máy chủ vượt trội. Tại thị trường Việt Nam, Anh Đức JSC
là một địa chỉ đáng tin cậy được nhiều doanh nghiệp và tổ chức lựa chọn
khi muốn mua các sản phẩm và linh kiện Server, workstation. Hiện nay
tại Anh Đức JSC phân phối các sản phẩm HDD server của 2 hãng lớn là Seagate , Westem Digital.
Đến với Anh Đức JSC sẽ được tư vấn miễn phí về thông tin các sản phẩm
phù hợp với khách hàng, chính sách bảo hành đặc biệt 1 đổi 1 và hỗ trợ
kỹ thuật, lắp đặt, giao hàng tận nơi miễn phí trong bán kính 20km (tính
từ Anh Đức JSC), cung cấp các thiết bị phụ trợ một cách tối đa và nhanh
chóng nhất.
Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm thông tin về các loại HDD server khác.Thông tin nhà nhập khẩu và phân phối Anh Đức JSC:
CÔNG TY CỔ PHẦN ANH ĐỨC
Website: www.fastest.com.vn – Email: sales@fastest.com.vn
♦ Trụ sở Hà Nội:
Showroom Tư vấn Dự án - Giải pháp và Bảo hành Dịch vụ
Đ/c: Số 33 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: (04) 3514.9887 - Hotline : 0987 192 244
♦ Chi nhánh TP.HCM:
Showroom Tư vấn Dự án - Giải pháp và Bảo hành Dịch vụ
Đ/c: 31 Trần Đình Xu, Quận 1, TP.HCM
ĐT: (08) 3837.4169 - Hotline: 0938 996 323